Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 12
Tháng 04 : 535
Năm 2024 : 3.316
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

lịch sử hình thành và phát triển của trường thcs minh lãng-vũ thư-thái bình

Trường Trung học cơ sở Minh Lãng mà tiền thân là trường phổ thông nông nghiệp Minh Lãng được thành lập vào tháng 8 năm 1963 của thế kỷ 20. Bề dày truyền thống và những bài học quý giá gặt hái được qua nửa thế kỷ xây dựng và trưởng thành là hành trang cho thế hệ thầy trò hôm nay vững tin bước vào thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, góp phần làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

I/ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRƯỜNG THCS MINH LÃNG

VŨ THƯ – THÁI BÌNH

       Trường Trung học cơ sở Minh Lãng mà tiền thân là trường phổ thông nông nghiệp Minh Lãng được thành lập vào tháng 8 năm 1963 của thế kỷ 20. Bề dày truyền thống và những bài học quý giá gặt hái được qua nửa thế kỷ xây dựng và trưởng thành là hành trang cho thế hệ thầy trò hôm nay vững tin bước vào thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, góp phần làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

        Khi mới thành lập trường đóng trên đất thôn Nội Hoành.Năm học 1963 – 1964 trường có 2 lớp 5 với 45 học sinh và 7 CB-GV, trường mượn Đình Hoành thôn Hoành Nội (nay thuộc xóm 13,Thôn Thanh Nội ), và chia 5 gian Đình thành 2 lớp học.Năm học đầu tiên kết thúc có 95% số HS được lên lớp. Sự ra đời của trường phổ thông nông nghiệp Minh Lãng đã trở thành một trung tâm văn hóa - khoa học - giáo dục của một vùng quê sớm có truyền thống cách mạng (Năm 1946 chi bộ Minh Lãng được thành lập), tạo điều kiện cho con em Minh Lãng có điều kiện học cấp II, cấp cuối cùng của bậc cấp 2.

1.Giai đoạn: 1963-1965.                 

+Hiệu trưởng: Thầy Lê Đức Đan (Đã mất)                                                     

+Quê quán : Xã Vũ Phúc-thành phố Thái Bình-Tỉnh Thái Bình

+Quy mô trường lớp:

+Có 2 lớp 5,  1 lớp 6 với  65 HS. Có 7 thầy cô giáo. Địa điểm tại Đình Hoành-thôn Thanh Nội (Thôn Hoành cũ).

2.Giai đoạn 1965-1966  

+Hiệu trưởng: Thầy giáo Lê Văn Lựu.

+Quê quán : Hải Phòng

+Quy mô trường lớp:

+Có 5 lớp (1 lớp 7 , 2 lớp 6, 2 lớp 5  với khoảng 95 HS), có 11 thầy cô giáo tham gia giảng dạy và quản lý.

-Vừa dạy học tại khu nhà cũ, thầy trò nhà trường vừa làm mới trường tại khu 2 thôn Nội Nha (Nay là xóm 15 thôn Thanh Nội)

Vạn sự khởi đầu nan, năm học thứ 3 vừa phải ổn định tổ chức, ổn định nề nếp học đường, thầy và trò trường cấp 2 Minh Lãng gặp rất nhiều khó khăn về cơ sở vật chất. Nhưng vượt lên trên những khó khăn buổi đầu, thầy và trò trường cấp 2 Minh lãng đã chủ động sáng tạo, bám sát nhiệm vụ chính trị, thi đua dạy tốt, học tốt, từng bước đi lên xây dựng trường ngày càng lớn mạnh về quy mô trường lớp và chất lượng giảng dạy,thời điểm này trường có 5 lớp (1 lớp 7 với 65 HS, 2 lớp 6, 2 lớp 5 mới), giáo viên có 11 thầy cô giáo.

3.Giai đoạn 1966-1967

+Hiệu trưởng :

- Cô Nguyễn Thị Thìn. Quê quán : Phúc Thành- Vũ Thư (Hết kỳ I)

- Thầy Bùi Đình Liên.Quê xã Hiệp Hòa-Vũ Thư (đã mất) làm hiệu trưởng đến hết năm học

+Quy mô trường lớp:

          Trường có 2 lớp 7, 2 lớp 6, 3 lớp 5, với khoảng 100HS và 16 thầy cô giáo.

4.Giai đoạn 1967-1968 .

+Hiệu trưởng: Cô Khếu Thị Thìn

+Quê quán : Phường Tiền Phong-Thành phố Thái Bình-Tỉnh Thái Bình.

          Thầy Đào Trọng Tường.Quê xã Hiệp Hòa-Vũ Thư quyền hiệu trưởng thay cô Thìn chuyển Minh Khai từ giữa năm 1968

+Quy mô trường lớp:

          Có 2 lớp 7, 2 lớp 6, 3 lớp 5 với 220 học sinh và  18 giáo viên

5.Giai đoạn 1968-1970. 

+Hiệu trưởng: thầy Đào Trọng Tường đến cuối năm 1970 thầy chuyển về Xuân Hòa

+Quê quán: Xã Hiệp Hòa-Vũ Thư-Thái Bình

+Quy mô trường lớp:

 Có 2 lớp 7, 3 lớp 6, 3 lớp 5 với 230 học sinh và 21 giáo viên

6.Giai đoạn 1971-1973.

+Hiệu trưởng : Thầy Đàm Văn Trinh

+Quê quán :Xã  Việt Hùng –Vũ Thư – Thái Bình

+Quy mô trường lớp:

            Có 9 lớp chia thành  3 khối, với 242 HS và 23 CB-GV.

7.Giai đoạn 1973-1974.

+Hiệu trưởng: Thầy Nguyễn Ngọc Tú

+Quê quán :  xã Tân Bình-Thành  phố Thái Bình

+Quy mô trường lớp:

        Trường có 9 lớp với 252 HS, 24 CB-GV.Tháng 9 năm 1973 trường  chuyển về khu vực hiện nay trường đang học.

8. Giai đoạn 1974-1978: 

+Hiệu trưởng : Thầy giáo Nguyễn Xuân Đăng    

+Quê quán : Xã Hiệp Hòa-Vũ Thư-Thái Bình

+Quy mô trường lớp:

         Có 10 lớp với  255 HS, 25 CB-GV.

         Quy mô trường lớp tăng cả về số lượng lớp, HS, GV theo thời gian. Những năm  chiến tranh chống Mỹ ác liệt thầy trò trường cấp 2 Minh Lãng vừa học vừa phải chống lại chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, mặc bom đạn ác liệt,với chiếc mũ rơm, với những hầm kèo chữ A, với nền kinh tế khó khăn là vậy,thầy trò nhà trường vẫn kiên trì  bám trường lớp thi đua "Dạy tốt, học tốt ", đảm bảo chất lượng chương trình . Những năm này cấp ủy, chính quyền các cấp đã luôn cổ vũ động viên, theo sát từng bước đi của nhà trường, xây lò đào tạo nguồn nhân lực cho quê hương đất nước. Nhân dân địa phương đã tiếp sức cho thầy và trò trường cấp 2 Minh Lãng cả về vật chất lẫn tinh thần để nhà trường vững bước đi lên. Chính những năm tháng ác liệt ấy sự nghiệp giáo dục ở miền Bắc, của tỉnh Thái Bình, của huyện Vũ Thư nói chung, của Minh Lãng nói riêng vẫn phát triển mạnh, tỷ lệ lên lớp, tốt nghiệp cấp 2 đạt từ 98-100%.

Hòa chung với dòng thác cách mạng của cả nước, của địa phương "Tất cả vì tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược" và " Tất cả để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa". Trong những năm tháng hào hùng chống đế quốc Mỹ xâm lược, thống nhất Tổ quốc, cả nước đã ra trận, lớp học sinh khóa đầu tiên của nhà trường đã xếp bút nghiêm, tình nguyện ra trận đánh quân thù, tiêu biểu như các anh: Trịnh Xuân Tâm, Phạm Văn Miện,Phạm Văn Thạch,Vũ Hồng Thắng, Nguyễn Thanh Thơi... Ở hậu phương bà con nông dân "Cuốc cày là vũ khí, nhà nông là chiến sĩ, hậu phương thi đua với tiền phương", trên các cánh đồng 5 tấn, các trường học ở miền Bắc xã hội chủ nghĩa cũng sôi sục thi đua “Hai tốt" do Bác Hồ phát động, đó là khẩu hiệu, là mục tiêu để nhà trường vượt lên khó khăn hoàn thành tốt việc dạy và học.

          Từ năm 1978- 1980 nhà trường tiếp tục phát triển mạnh về quy mô trường.Thời kỳ này thầy giáo Đỗ Viết Hứa quê xã Xuân Hòa làm hiệu trưởng.

9.Giai đoạn 1978-1980 : 

+Hiệu trưởng : Thầy Đỗ Viết Hứa 

+Quê quán  : Xã Xuân Hòa-Vũ Thư-Thái Bình.

+Quy mô trường lớp:

          Có 12 lớp với  270 học sinh và 25 CB-GV.

          Tháng 9/1980 trường sát nhập với trường cấp 1 Minh Lãng thành trường PTCS Minh Lãng.Trường có 23 lớp với gần 1000HS và 40 CB-GV.

          Cô Nguyễn Thị Mơ xã Song lãng hiệu phó 1, cô Bùi Thị Phương xã Xuân Hòa hiệu phó 2, thầy Nguyễn Văn Nguyên xã hiếp hòa hiệu phó 3.

Trong thời kỳ đất nước đã được thống nhất, cả nước tập trung vào hàn gắn vết thương chiến tranh,thầy trò nhà trường vẫn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ dạy - học và lao động sản xuất. Hòa bình chưa được bao lâu, quân và dân ta lại phải cầm súng bảo vệ  đất nước ở biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc, cùng với thanh niên cả nước, các thầy giáo, học sinh đã tốt nghiệp tình nguyện lên đường tòng quân giết giặc cứu nước như các anh Ngô Đăng Hạnh, Tưởng Viết Thư,Phạm Văn Lễ, Trịnh Tiến Hòa,Ngô Xuân Ban... Có thể nói ở đâu có tiếng gọi thiêng liêng của Tổ Quốc, ở đó có GV, học sinh của trường cấp 2 Minh Lãng, nhiều người lập chiến công trở thành dũng sỹ, cán bộ sỹ quan cao cấp trong quân đội và công an nhân dân, không ít người đã để lại một phần hay cả tuổi thanh xuân của mình cho quê hương đất nước mãi tươi xanh, những cái tên làm xúc động lòng người như các thầy giáo liệt sĩ Phạm Văn Cam, Nguyễn Văn Thơi, Vũ Văn Hóa, Vũ Văn Tài, Trần Văn Ruyệt, những học sinh đã hy sinh ngoài chiến trường như liệt sĩ: Ngô Văn Thông, Trần Văn Tuyển.., một số cựu học sinh nhà trường sau khi hoàn thành nghĩa vụ trở về địa phương tiếp tục giữ các chức vụ quan trọng của Đảng, chính quyền địa phương như: Trịnh Xuân Tâm phó chủ tịch UBND xã, Ngô Đăng Hạnh bí thư đảng bộ xã, Phạm Văn Miện chủ tịch mặt trận tổ quốc Việt Nam xã, Nguyễn Văn Thanh chủ tịch UBND xã, Ngô Xuân Ban phó chủ tịch UBND xã... và còn bao nhiêu cái tên đẹp khác mà chúng ta chưa ghi hết được trong khuôn khổ của những trang viết này, tên của các anh đã trở thành bất tử, được ghi trong sổ vàng truyền thống nhà trường để các thế hệ học sinh nhà trường học tập và noi theo.

          Năm 1976 đến 1991 trường sát nhập với trường cấp 1 Minh lãng thành trường PTCS Minh Lãng. Lúc này trường có gần 30 lớp, với tổng số gần 2000 học sinh. Với gần 50 CB-GV. Thời kỳ này thầy giáo Đỗ Viết Hứa tiếp tục làm hiệu trưởng đến năm 1980.

          Đến năm học 1981-1982 thầy giáo Đào Thượng Trịnh quê xã Song Lãng làm hiệu trưởng.

10.Giai đoạn 1981-1984: 

+Hiệu trưởng :Thầy giáo Đào Thượng Trịnh

+Quê quán  : Xã Song Lãng-Vũ Thư-Thái Bình

+Quy mô trường lớp:

 Trường có  24  lớp, với tổng số trên 1000 học sinh và  43 CB-GV.

11.Giai đoạn 1984-1985: 

+Quyền hiệu trưởng: Thầy giáo Ngô Văn Tiến

+Quê quán : Xã Minh Lãng – Vũ Thư- Thái Bình

+Quy mô trường lớp:

Có trên 30 lớp, với tổng số gần 2000 học sinh và 45 CB-GV.

          Năm 8/1985- 8/1994 thầy giáo Phạm Nam Dương quê xã Minh Lãng làm hiệu trưởng. Thầy giáo Đỗ Văn Tảo quê xã Tân Hòa hiệu phó 2, cô giáo Đào Thị Thanh quê xã Song Lãng hiệu phó 1 trường PTCS Minh Lãng.

12.Giai đoạn 8/1985-10/1992

+Hiệu trưởng: Thầy giáo Phạm Nam Dương . Xã Minh Lãng-Vũ Thư-Thái Bình

+Hiệu phó :

- Thầy giáo Đỗ Văn Tảo.Quê xã Tân Hòa hiệu phó 2.                  

- Cô giáo Đào Thị Thanh.Quê xã Song Lãng-Vũ Thư hiệu phó 1

- Thầy Phạm Thế Như. Quê  Tân Hòa hiệu phó 3.(Từ 9/1998-9/1990).

+Quy mô trường lớp:

 Có trên 30 lớp, với tổng số 2000 học sinh và trên 55 CB-GV.

(Tháng 10 năm 1992  tách trường PTCS thành trường tiểu học và THCS Minh Lãng).

13.Giai đoạn 10/1991 - 2/ 2002:

+Hiệu trưởng: Thầy Phạm Nam Dương

+Quê quán : Xã  Minh Lãng-Vũ Thư –Thái Bình

+Hiệu phó  : Thầy giáo Đỗ Văn Tảo

+Quê quán :  Xã Tân Hòa-Vũ Thư-Thái Bình.

+Quy mô trường lớp

            Có 17 lớp với 750 học sinh và trên 30 CB-GV

          Từ tháng 10 năm 1991 trường được tách ra thành trường THCS Minh Lãng. Thời kỳ này thầy giáo Phạm Nam Dương tiếp tục làm hiệu trưởng. Thầy giáo Đỗ Văn Tảo hiệu phó. Thời gian này trường có 16 lớp ở 4 khối với trên 800 học sinh, và trên 30 CB-GV. CSVC nhà trường chỉ có 1 nhà tầng gồm 10 phòng học, tất cả hoạt động của thầy và trò chỉ bó hẹp trong 10 phòng học, sau đó được sự quan tâm của Đảng, chính quyền địa phương đã cắt thêm cho nhà trường 1 dãy nhà cấp 4 (5 phòng học)được làm từ những năm 70 của thế kỷ 20, năm 2001 nhà trường xây dựng được 1 văn phòng, cơ sở vất chất cũng tạm đủ để thầy trò nhà trường yên tâm với công tác dạy và học, chất lượng đại trà, chất lượng học sinh giỏi, học sinh tốt nghiệp đạt từ 98-100%, số HS vào bậc THPT hàng năm đạt trên 75%.

          Từ tháng 2 năm 2002 thầy Phạm Nam Dương nghỉ hưu. Thầy giáo Đỗ Văn Tảo làm hiệu trưởng kiêm bí thư chi bộ. Cô giáo Nguyễn Thị Hiển, thầy giáo Đỗ Văn Ngự làm hiệu phó.Đến năm 2008 thầy giáo Đỗ Văn Ngư chuyển về hiệu phó Phúc Thành.

14.Giai đoạn:  từ tháng 3 năm  2002 đến 31 tháng 9/2016 nay (Tháng 9 năm 2013).

+Hiệu trưởng: Thầy giáo Đỗ Văn tảo

+Hiệu phó:  - Cô giáo Nguyễn Thị Hiển. Xã Tiền Phong-Thành phố Thái Bình

                     -Thầy Đỗ Văn Ngư.Xã Minh Lãng-Vũ Thư (Đến 2008 thầy chuyển về trường THCS Phúc Thành).

+Quy mô trường lớp:

Trường có từ 21- 14 lớp với 850- 522 HS và 42 CB-GV. Cơ sở vật chất nhà trường có 15 phòng học.Trong đó có 5 phòng nhà cấp 4 làm từ 1973 và 10 phòng học nhà tầng làm từ năm 1991.

           Năm học 2002-2003 nhà trường vẫn giữ quy mô trường lớp từ 16-17 lớp với gần 800 HS. Năm học 2010-2013 trường có 14 lớp với 521 học sinh.và 41 cán bộ giáo viên.

          Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, xong với quyết tâm, nỗ lực phấn đấu của CB-GV và học sinh nhà trường đẩm bảo được chất lượng giáo dục toàn diện ổn định, từng bước được nâng lên, công tác bồi dưỡng HSG đã có được thương hiệu.tỷ lệ học sinh thi đỗ vào bậc THPT luôn đứng ở tốp đầu của huyện Vũ Thư.Đội ngũ GV đã được nâng cao về năng lực, tỷ lệ trên chuẩn cao, nhiều năm liền trường được công nhận trường tiên tiến, đơn vị văn hóa cấp huyện.

15.Giai đoạn học 2013-2014.

+Hiệu trưởng: Thầy giáo Đỗ Văn tảo

+Hiệu phó:  - Cô giáo Nguyễn Thị Hiển. Xã Tiền Phong-Thành phố Thái Bình

+Quy mô trường lớp;

           Trường có 15 lớp với 513 học và 42 CB-GV.Cơ sở vật chất trường có 15 phòng học, trong đó có 5 phòng nhà cấp 4 làm từ 1973, 10 phòng nhà tầng làm từ năm 1991.

16.Giai đoạn 2014-2015

+Hiệu trưởng: Thầy giáo Đỗ Văn tảo

+Hiệu phó:  - Cô giáo Nguyễn Thị Hiển. Xã Tiền Phong-Thành phố Thái Bình

+Quy mô trường lớp:

           Trường có 16 lớp với 529 học sinh và 42 CB-GV, cơ sở vật chất nhà trường có 15 phòng học, trong đó có 5 phòng nhà cấp 4 làm từ 1973, 10 phòng nhà tâng làm từ 1991.Thời kỳ này xã làm thêm 2 phòng học mái bằng kiên cố.

17.Giai đoạn:Năm học 2015-2016

+Hiệu trưởng:Thầy giáo Đỗ Văn Tảo

+Quê quán  :  Xã Tân Hòa-Vũ Thư-Thái Bình

+Hiệu trưởng:  - Cô giáo Nguyễn Thị Hiển.Xã Tiền Phong-Thành phố Thái Bình-Tỉnh Thái Bình.

+Quy mô trường lớp:

           Trường có 529 học sinh và 42 CB-GV.

+ Cơ sở vật chất nhà trường

- Tháng 10 năm 2015 xã tiến hành xây dựng 16 phòng học  để trường hướng tới đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 vào tháng 9/2016 (Tháng 4/2016 xong được 1 đơn nguyên 8 phòng học), 10 phòng nhà tầng cũ làm từ 1991, 2 phòng mái bằng.

18. Giai đoạn:Năm học 2016-2017

+Hiệu trưởng : Thầy giáo Đỗ Văn Tảo (Đến 31/9/2016- 1/10/2016 nghỉ hưu

+Hiệu trưởng: Thầy giáo Phan Văn Anh.(Từ 1/10/2016)

+Quê quán: Phường Trần Lãm-Thành phố Thái Bình-Tỉnh Thái Bình về công tác tại trường từ 01/10/2016( thay thầy Tảo nghỉ hưu).

+Hiệu phó:  - Cô giáo Nguyễn Thị Hiển. Phường Tiền  Phong-TP Thái Bình

+Quy mô trường lớp:

           Trường có 16 lớp với 539 học sinh và 39 CB-GV (Có 6 GV hợp đồng)

 +Cơ sở vật chất nhà trường:

- Tháng 10 năm 2015 xã tiến hành xây dựng 16 phòng học trong đó 1 đơn nguyên 8 phòng học , 10 phòng nhà tầng cũ làm từ1991, 2 phòng mái bằng.

          Nhìn lại chặng đường trên 53 năm xây dựng và trưởng thành, các thế hệ thầy và trò trường THCS Minh Lãng rất đỗi tự hào đã góp phần làm rạng danh quê hương Minh Lãng, một vùng đất “địa linh nhân kiệt” . Đó cũng là sự kế tục, nuôi dưỡng và phát huy tình cảm tốt đẹp của các thế hệ thầy cô giáo và các thế hệ anh chị đi trước như : Đại tá Ngô Đăng khoa. Thôn Thanh Trai,giáo sư, tiến sĩ Phạm Mạnh Khôi thôn Thanh Trai hiện là giảng viên trường đại học kinh tế quốc dân Hà Nội. Đại tá công an Trần Văn Tưởng thôn Súy Hãng trưởng phòng CSPCCC công an tỉnh Thái Bình. Phó giáo sư ,tiến sĩ- đại tá Phạm Văn Thùy  hiệu trưởng trường nghiệp vụ số 24 bộ đội biên phòng .Thượng tá Phạm Mạnh Hạ thôn Thanh Trai hiện là phó hiệu trưởng trường trung cấp biên phòng : Đỗ Năng Hoạt thôn Lại Xá  hiện là phó chủ tịch UBND huyện Vũ Thư. Ông Nguyễn Văn Điều thôn Phù Lôi hiện nay là tỉnh ủy viên, phó ban tổ chức tỉnh ủy Thái Bình.Ông:Nguyễn Quang Trung huyện ủy viên phó ban kiểm tra huyện ủy Vũ Thư. Ông :Phạm Văn Uyên huyện ủy viên, phó ban tổ chức huyện ủy Vũ Thư.Tiến sĩ Đỗ Thị Hạnh Vân thôn thanh Trai hiện đang sinh sống tạiÚc.Tiến sĩ Ngô Thanh Hoằng hiện là giảng viên học viện tài chính Hà Nội. Tiến sĩ Đỗ Thị Hương Thanh Trai viện vật Lý toàn cầu- Việt Nam, thạc sĩ, nhà giáo Đào Thúy Hà hiện là hiệu trưởng trường THPT Tam Đảo 2- Vĩnh Phúc.Thạc sĩ, bác sĩ thầy thuốc ưu tú Đỗ Thị Phú trưởng khoa phục hồi chức năng bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình…

          Sau  hơn 22 năm tách trường nhiều thế hệ học sinh của nhà trường đã  viết tiếp trang sử vàng của lớp đàn anh đi trước, tiếp tục thành đạt trên nhiều lĩnh vực, điển hình như: những học sinh khóa gần đây hiện là các kiến trúc sư, bác sĩ như :Phạm Thanh Đăng học sinh khóa 1999- 2003 thôn Trung Nha hiện là giảng viên học viện kỹ thuật quân sự Hà Nội,Kiến trúc sư Trịnh Thanh Vũ, 2 anh em là kĩ sư xây dựng Phạm Công Minh,Phạm Văn Công thôn Trung Nha , bác sĩ Đỗ Thị Thư thôn thanh Nội, TS Đỗ Thị Hương, Thạc sĩ, dược sĩ Nguyễn Thị Yến...

Tên tuổi của các anh các chị mãi mãi được lưu trong sổ truyền thống của nhà trường để các thế hệ học sinh trường THCS Minh Lãng học tập noi theo.

          Trên chặng đường 53 năm xây dựng và trưởng thành của mình, nhà trường thường xuyên nhận được sự quan tâm động viên của các cấp ủy Đảng, chính quyền, của phòng giáo dục đào tạo huyện Vũ Thư luôn động viên, quan tâm chỉ đạo định hướng cho sự phát triển của nhà  trường.

          Không chỉ có thành tích trong dạy và học mà mỗi cán bộ, giáo viên, học sinh còn tham gia tích cực các hoạt động xã hội như : Mua tăm ủng hộ người mù, ủng hộ đồng bào bị bão lụt, thiên tai, xây dựng quỹ đền ơn đáp nghĩa, giúp đỡ người già cả không nơi nương tựa, nạn nhân chất độc da cam, xây nhà tình nghĩa, tổ chức thăm hỏi, động viên, tặng quà những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, học sinh nghèo vượt khó, học sinh tàn tật...lên tới hàng chục triệu đồng. Với những việc làm được xuất phát từ tình yêu quê hương, đất nước, yêu con người, nhà trường đã được ủy ban nhân dân huyện Vũ Thư, sở giáo dục đào tạo Thái Bình tặng bằng khen, giấy khen, nhiều năm liền được công nhận đơn vị văn hóa cấp huyện.

         Trong những năm gần đây, nhất là sau những năm thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, tình hình kinh tế xã hội phát triển mạnh, hàng năm cứ vào dịp 20/11nhiều lớp học, khoá học đã về trường gặp gỡ, tri ân thầy cô ... làm cho tình cảm thầy trò nhà trường ngày càng đẹp hơn. Chúng tôi xin ghi nhận và cảm ơn những nghĩa cử cao đẹp của các thầy giáo, cô giáo, các anh chị cựu học sinh đang sinh sống, học tập và công tác trên mọi miền của đất nước, dù bận trăm công nghìn việc vẫn luôn hướng về nhà trường đó là những tình cảm để thầy trò trường THCS Minh Lãng vượt lên mọi khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ dạy và học, góp phần xây dựng quê hương, đất nước ngày một giầu đẹp văn minh.

           Nhìn lại chặng đường phát triển và trưởng thành, dù trong hoàn cảnh khó khăn nào nhà trường cũng luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ dạy tốt, học tốt, luôn đáp ứng sự tin tưởng của Đảng bộ và nhân dân Minh Lãng, sự mến mộ của bạn bè, thực sự trở thành điểm sáng, cái nôi học đường tin cậy của nhiều thế hệ phụ huynh học sinh nhà trường. Ghi nhận những thành tích đó, những năm gần đây nhà trường cùng với tổ chức đoàn thể được tặng nhiều danh hiệu cao quý:

            *Chi bộ nhà trường từ chỗ chỉ có 10 đảng viên đến nay (12/2016) đã có 26 đảng viên,nhiều năm liền chi bộ đạt danh hiệu “Trong sạch vững mạnh” tiêu biểu xuất sắc của đảng bộ Minh Lãng, được huyện ủy Vũ Thư tặng giấy khen về công tác dân chủ trong trường học. 

            Có được kết quả trên phải kể đến đội ngũ các thầy cô giáo làm bí thư chi bộ như: thầy Phạm Nam Dương, thầy Đỗ Văn Tảo, cô Phạm Thị Lự,thầy Ngô Văn Tiến, Thầy Doãn Xuân Thiềng, Đ/C Đỗ Quang Vinh.

           *Các tổ chức chính trị xã hội trong  trường như Công đoàn, Đoàn thanh niên,Liên đội TNTP Hồ CHí Minh, chi hội chữ thập đỏ, Hội khuyến học... dưới sự lãnh đạo của  Chi bộ Đảng, của ban giám hiệu nhà trường đã  không ngừng phát triển vững mạnh, và đạt danh hiệu vững mạnh xuất sắc.

         Những năm gần đây tỉ lệ học sinh thi đỗ tốt nghiệp THCS đều đạt trên 98 %, số học sinh thi đỗ vào bậc THPT hàng năm đều đạt 70- 78% . Nhiều năm có học sinh đỗ vào trường THPT chuyên Thái Bình, học sinh giỏi tỉnh, có học sinh đã đạt giải quốc gia ở bậc THPT.

           Kết quả trên phải kể đến sự đóng góp không nhỏ của các thầy các cô giáo như: Cô giáo Ngô Thị Minh, Cô Đoàn Thị Thoa, cô Nguyễn Thị Hương, Nguyễn Thị Xuân, Bùi Hương Lan, Cô Nguyễn Thị Hiển, thầy Đỗ Văn Tảo, Đ/C Đỗ Quang Vinh...Ngoài ra phải kể đến sự đầu tư cơ sở vật chất phục vụ cho dạy và học.Nhà trường có 1 phòng tin học,4 máy chiếu đa năng, 1 máy quét, 1 bảng thông minh, 3 máy tính xách tay, 1 thư viện với hàng nghìn đầu sách, 1 phòng thiết bị dạy học...                         

       Trong 5 năm  gần đây số học sinh được xếp lực học giỏi đạt trên 18%, học sinh tiên tiến đạt 48,18 %, không có học sinh yếu kém, có các em :

Đỗ Thị Mai Phương,Ngô Thị trang đạt giải nhì,ba môn sinh cấp tỉnh năm học 2009-2010.Nguyễn Thị Yến lớp 9A đạt giải nhất môn sử, Nguyễn Thị Thúy giải nhì môn sinh 9 cấp tỉnh. 2 học sinh trên khóa 2010-2011, Đặng Hoàng Anh đạt giải nhì môn sinh 9 cấp tỉnh,Vũ Thị Thanh Hồng , Đặng Văn Thắng  giải ba môn Anh 9 cấp tỉnh năm học 2010-2011. Năm học 2011-2012  có Đỗ Ngọc Chi, Phạm Thị Lan  đạt giải nhì môn sinh 9 cấp tỉnh... 

          Năm học 2012-2013 có 2 học sinh đạt giải nhì môn sinh lớp 12 cấp quốc gia : Đặng Thùy Linh hiện đang là sinh viên năm thứ nhất học viện quân y, Phạm Thị Lan Phương giải ba môn sử  lớp 12 hiện nay là sinh viên năm thứ nhất đại học sư phạm Hà Nội, Nguyễn Thị Thúy học sinh khóa 2010-2011 đạt giải nhì môn sinh lớp 12 quốc gia được tuyển thẳng vào trường đại học y Hà Nội... có những học sinh hiện đang nối tiếp các thầy đi trước là những thầy, cô giáo trẻ đầy tài năng như :Trần Ngọc Cẩn khóa 1985-1988 hiện là giáo viên trường THPT Lý Bôn Vũ Thư ,Vũ Minh Diện, Đỗ Thị Thắm...

          Phong trào thể dục thể thao phát triển mạnh, có nhiều em đạt giải cấp tỉnh, cấp huyện, cấp quốc gia(môn bóng đá).Điển hình như em : Hoàng Đình Tráng thôn Bùi Xá nhất bóng đá thiếu niên toàn quốc, Nguyễn Văn Mạnh, Phạm Văn Mạnh, Nguyễn Hữu Quân...

 Đội ngũ cán bộ giáo viên ngày càng được chuẩn hoá, đặc biệt trong Ban giám hiệu 100% đều qua các chương trình học quản lý, l có trình độ lý luận đại học, 1 trung cấp, toàn trường có 20 đồng chí có trình độ đại học, 15 đồng chí có trình độ cao đẳng và hiện nay có 5 đồng chí đang  học Đại học. Trong các giờ giảng hầu hết các thầy cô giáo đều ứng dụng công nghệ thông tin, cải tiến phương pháp giảng dạy, phong trào viết sáng kiến kinh nghiệm được nhà trường hết sức quan tâm chú ý, chỉ tính 5 năm học gần đây nhà trường đã  có trên 50 đề tài sáng kiến kinh nghiệm được công nhận cấp huyện, giáo viên giỏi cấp trường, cấp tỉnh hàng năm đều tăng lên (mỗi năm học có từ 10-12 GVG, CSTĐCS...).

          Dệt nên bề dày thành tích của trường, trước hết thuộc về sự kiên trì, nỗ lực phấn đấu không mệt mỏi của nhiều thế hệ cán bộ, giáo viên và học sinh của nhà trường, sự quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ, chỉ đạo sát sao của Đảng bộ và nhân dân Minh Lãng, của các cấp, các ngành, sự phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả giữa nhà trường và các tổ chức chính trị xã hội, cùng Hội cha mẹ học sinh. Nhớ lại những ngày khi trường mới thành lập khó khăn chồng chất, thiếu thốn nhiều mặt nhưng thầy trò trường THCS Minh Lãng càng tự hào bao nhiêu thì chúng ta càng tỏ lòng biết ơn chính quyền và nhân dân địa phương đã giúp đỡ, tạo điều kiện đùm bọc trong những lúc cơ hàn, cám ơn những thầy giáo, cô giáo, các anh chị đi trước đã xây dựng và đặt nền móng để nhà trường đạt đến sự phát triển vững chắc toàn diện như ngày hôm nay. Thời gian trôi qua, mới ngày nào các thầy, các cô còn ân cần, tận tâm, tận tụy với học sinh trên bục giảng mà giờ đây do tuổi cao sức yếu hay vì những căn bệnh nan y đã vĩnh biệt chúng ta, đó là cố hiệu trưởng : Lê Đức Đan quê Vũ Phúc –Thành phố Thái Bình giai đoạn 1963-1965 ,Nguyễn Văn Liên quê xã Hiệp Hòa giai đoạn 1966-1970,... và các thầy giáo là liệt sĩ như : Thầy giáo liệt sĩ Vũ Văn Hóa, Nguyễn Văn Thơi, Vũ Văn Tài, Phạm Văn Cam, Trần Văn Ruyện... xin được thắp nén nhang cúi đầu tưởng niệm vong linh các thầy, các cô, cầu mong cho các thầy, các cô yên giấc ngàn thu, chúng tôi nguyện sống và làm việc xứng đáng với sự mong đợi của thế hệ đi trước. Với các thế hệ thầy cô, những cựu học sinh đang sống và làm việc trong và ngoài nước, hy vọng từ cuốn sách truyền thống của nhà trường sẽ gợi nhớ lại những ký ức về mái trường nơi một thời mình đã công tác và học tập, hẹn trở về vào trung tuần tháng 11 năm 2013 để cùng nhau ôn lại những kỷ niệm xưa, cùng chia vui và cùng chung tay xây dựng trường THCS Minh Lãng thêm vững mạnh.

         Kỷ niệm 50 năm ngày thành lập trường THCS Minh Lãng đúng vào dịp toàn Đảng, toàn dân toàn quân ta đã ra sức thi đua phấn đấu thực hiện thắng lợi cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, phong trào “Người tốt việc tốt báo công dâng Bác” do huyện ủy, UBND huyện Vũ Thư phát động, trước mắt là tiếp tục thực hiện thắng lợi Nghị quyết TW2 khoá VIII  về giáo dục và đào tạo; thực hiện tốt chỉ thị của Bộ GD - ĐT, UBND tỉnh Thái Bình, nghị quyết về phát triển giáo dục đào tạo huyện Vũ Thư giai đoạn 2010-2015, định hướng đến 2020. và nhiệm vụ năm học 2013- 2014 với chủ đề  tiếp tục "Đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục"; cuộc vận động "Hai không" 5 nội dung; cuộc vận động "Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo" cuộc vận động "Dân chủ - Kỷ cương - Tình thương - Trách nhiệm"; phong trào “xây dựng Trường học thân thiện, học sinh tích cực"... tạo nên một môi trường học đường lành mạnh không có tệ nạn xã hội, với nhiệm vụ trọng tâm là xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia vào những năm tới. Để đạt được mục tiêu đó đòi hỏi sự tiếp tục nỗ lực phấn đấu của toàn thể cán bộ, giáo viên và học sinh nhà trường, sự quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ về nhiều mặt của các cấp, các ngành và toàn xã hội, đặc biệt là sự quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất của Đảng bộ, chính quyền địa phương. Kỷ niệm 50 năm thành lập trường cũng là điều kiện cho các thế hệ cán bộ giáo viên và học sinh đã từng học tập, công tác ở trường ôn lại những kỷ niệm xưa, chặng đường xây dựng và trưởng thành của nhà trường, đồng thời là cơ hội để nhà trường tiếp thu ý kiến đóng góp, tranh thủ những điều kiện thuận lợi, tạo thế vững chắc cho tương lai, xây dựng trường THCS Minh Lãng đạt chuẩn Quốc gia và là địa chỉ giáo dục đáng tin cậy của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân Minh lãng.

           Bước sang một thời kỳ mới, thời kỳ mà Đảng, nhà nước ta đã xác định "Giáo dục là quốc sách hàng đầu" và thực hiện xã hội hóa giáo dục, thời cơ có,thách thức cũng không ít. Để đáp ứng kỳ vọng vủa Đảng bộ và nhân dân Minh Lãng, của ngành giáo dục đào tạo huyện Vũ Thư, cũng như của các thế hệ đi trước, chúng ta hãy giữ vững và phát huy truyền thống tốt đẹp trong 50 năm qua, phát huy nội lực tranh thủ điều kiện thuận lợi, viết tiếp nhũng trang sử vẻ vang, đào tạo ngày càng nhiều nhân tài cho quê hương đất nước.

          Ban biên tập rất mong được sự góp ý của các thầy cô giáo đang công tác, hay đã nghỉ hưu để cuốn sách truyền thống của trường THCS Minh Lãng được hoàn chỉnh hơn.Mọi đóng góp xin gửi về :

+Đ/C Đỗ Quang Vinh Bí thư chi bộ. số điện thoại : 0986368424.

+Thầy giáo Đỗ Văn Tảo hiệu trưởng nhà trường.                     

                                                            Số điện thoại : 0987215828.

 

II/ DANH SÁCH CÁC THẦY HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG THCS MINH

QUA CÁC THỜI KỲ

 

STT

Họ Và Tên

Tháng năm giữ chức vụ

Chỗ ở hiện nay

Ghi chú

1

Thầy Lê Đức Đan

1963-1964

 

Vũ Phúc-TP Thái Bình

Hiệu trưởng cấp 2

(Đã mất)

2

Thầy Lê Văn Lựu

1965-1966

Hải Phòng

Hiệu trưởng cấp 2

3

Cô Ngô Thị Nhận

1966 - 1967

Phúc Thành

Hiệu trưởng cấp 2- Kỳ I

 

4

Thầy Bùi Đình Liên

1966- 1967

 

Hiệp Hòa-Vũ Thư

Hiệu trưởng câp 2- kỳ II

5

Cô Khiếu Thị Thìn

1967 – 1968

 

Tiền Phong-TP Thái Bình

Hiệu trưởng cấp 2- giữa năm chuyển vềMinh khai

6

Thầy

Đào Trọng Tường

1968- 1970

 

Hiệp Hòa-Vũ Thư

HT trường C2 từ giữa năm 1968 1968 đến cuối năm 1970

7

Thầy Đàm Văn Trinh

1971-1973

Việt Hùng-Vũ Thư

Hiệu trưởng cấp 2.

8

Thầy Nguyễn Ngọc Tú

1974- 1975

 

Xã Tân Bình-TP Thái Bình

HT trường cấp 2

9

Thầy

Nguyên Xuân Đăng

1974-1978

Hiệp Hòa-Vũ Thư

HT trường cấp 2

10

Thầy Đỗ Viết Hứa

1978-1980

Xuân Hòa-Vũ Thư

Hiệu trưởng cấp 2

11

Thầy

Đào Thượng Trịnh

1981-6/1985

Song Lãng-Vũ Thư

Hiệu trưởng cấp 2

12

Thầy Ngô Văn Tiến

7/ 1985

Minh Lãng-Vũ Thư

Q.Hiệu trưởng cấp 2

13

Thầy

Phạm nam Dương

9/1985-01/2002

Minh Lãng-Vũ Thư

Hiệu trưởng cấp2- PTCS-THCS

14

Thầy Đỗ Văn Tảo

2/2002-31/9/2016

Tân Hòa-Vũ Thư

HT trường THCS

15

Thầy Phan Văn Anh

01/10/2016

P.Trần Lãm-TP Thái Bình

HT trường THCS

 

 

III/ Danh sách bí thư chi bộ

 

STT

Họ và tên

Quê quán

Năm giữ

Ghi chú

1

Phạm Nam Dương

Minh Lãng

 

 

2

Đỗ Văn Tảo

Tân Hòa

 

 

3

Phạm Thị Lự

Hiệp Hòa

 

 

4

Ngô Văn Tiến

Minh Lãng

 

 

5

Doãn Xuân Thiềng

Song Lãng

 

 

6

Đỗ Quang Vinh

Minh Lãng

 

 

 

IV/ Danh sách học sinh thành đạt

1/:Đại tá; Ngô Đăng Khoa. Thôn Thanh Trai. Hiện nghỉ hưu và sinh sống tại thnahf phố Đà Nẵng

2/ GS-Tiến sĩ Phạm Mạnh Khôi. thôn Thanh Trai hiện là giảng viên trường đại học kinh tế quốc dân Hà Nội.

3/ Đại tá công an Trần Văn Tưởng thôn Súy Hãng trưởng phòng CSPCCC công an tỉnh Thái Bình.

4/Phó giáo sư-tiến sĩ- đại tá  Phạm Văn Thùy  hiệu trưởng trường nghiệp vụ số 24 bộ đội biên phòng .

5/Thượng tá Phạm Mạnh Hạ thôn Thanh Trai hiện là phó hiệu trưởng trường trung cấp biên phòng, hiện nghỉ hưu tại Thanh Trai.

6/Ông : Đỗ Năng Hoạt thôn Lại Xá  hiện là phó chủ tịch UBND huyện Vũ Thư.

7/Ông: Nguyễn Văn Điều thôn Phù Lôi hiện nay là tỉnh ủy viên, phó ban tổ chức tỉnh ủy Thái Bình.

8/Ông :Phạm Công Thành tỉnh ủy viên giám đốc sở xây dựng Thái Bình.

9/Ông: Nguyễn Quang Trung huyện ủy viên phó ban kiểm tra huyện ủy Vũ Thư.

10/Ông :Phạm Văn Uyên huyện ủy viên, phó ban tổ chức huyện ủy Vũ Thư.

11/Tiến sĩ Đỗ Thị Hạnh Vân thôn thanh Trai hiện đang sinh sống học tập tại úc.

12/Tiến sĩ Ngô Thanh Hoằng hiện là giảng viên học viện tài chính Hà Nội.

13/Tiến sĩ Đỗ Thị Hương Thanh Trai viện vật Lý toàn cầu- Việt Nam.

14/Thạc sĩ, nhà giáo: ĐàoThúy Hà.Hiện là hiệu trưởng trường THPT tại tỉnh Vĩnh Phúc.

15/Thạc sĩ ,bác sĩ, thầy thuốc \u tú Đỗ Thị Phú-trưởng khoa phục hồi chức năng bệnh viên đa khoa tỉnh Thái Bình

 

 

 

 

 

 

 

 

Tác giả: ĐỖ QUANG VINH

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan
Video Clip
Văn bản mới
Tài liệu mới